Học tiếng Anh ở trẻ em tiểu học thường thì phải áp dụng những phương pháp học mà chơi, chơi mà học để giảm áp lực cho các em trong quá trình học tiếng Anh. Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh trẻ em tiểu học hiệu quả, các bậc phụ huynh và các em nhỏ nên tìm hiểu và áp dụng để phù hợp với trình độ cũng như khả năng học tập của các em.
Phương pháp học tiếng Anh trẻ em hiệu quả
1.
Học càng sớm càng tốt.
Tiểu
học là 1 giai đoạn rất quan trọng để học tiếng Anh. Đó là bởi vì đây được coi
là giai đoạn đầu tiên bé tiếp cận với 1 ngôn ngữ mới (thông thường các trường bắt
đầu dạy tiếng Anh cho bé từ lớp 3). Với các mẹ cho con đi học tiếng Anh từ những
năm 3-4 tuổi thì rất tốt rồi nhưng với các mẹ ko có thời gian và điều kiện cho
bé học tiếng Anh từ khi còn học mẫu giáo thì việc các bé học tiểu học mới bắt đầu
học tiếng Anh phải thực sự được quan tâm.
2.
Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ:
Lại
nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn,
và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản
thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ
người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ
song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn
ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não
bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng
phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ
nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự
với bố...Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai
ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh,
hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé,
hay môi trường không cho phép - nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước
ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song
song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là
ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.
3.
Học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải.
Ví
dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại
ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng
đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với
cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau
này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này
quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I
want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói
là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc
chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ
không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào,
nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi
đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ
một cái cầu nối nào.
Để
tìm hiểu thêm các bậc phụ huynh có thể tham khảo với nhiều nguồn khác nhau. Tiếng
Anh với trẻ nhỏ là một việc học đòi hỏi sự lựa chọn trình độ phù hợp.
No comments:
Post a Comment